Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48867

NỘI QUY Tiếp công dân tại Công sở UBND xã Phú Lâm

Ngày 10/02/2023 16:36:26

NỘI QUY Tiếp công dân tại Công sở UBND xã Phú Lâm

NỘI QUY

Tiếp công dân tại Công sở UBND xã Phú Lâm

(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND

Ngày 06tháng 01năm 2023 của Chủ tịch UBND xã Phú Lâm)


I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mọi công dân đến Công sở UBND xã Phú Lâm và các cá nhân, tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tại công sở UBND xã Phú Lâm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm túc Nội quy này.

2. Thời gian làm việc trong ngày tại công sở UBND xã Phú Lâm

- Thời gian tiếp công dân mùa đông:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút

- Thời gian tiếp công dân mùa hè:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

3. Các hành vi nghiêm cấm theo Điều 6, Luật Tiếp công dân

- Nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, rượu bia, chất gây nghiện, khẩu hiệu, băng rôn và những vật cồng kềnh vào Công sở UBND xã nơi tiếp công dân.

- Nghiêm cấm mọi hành vi gây rối an ninh, trật tự tại Công sở UBND xã nơi tiếp công dân; lôi kéo, kích động, xúi giục người khác tụ tập đông người khiếu kiện trái pháp luật; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, hành hung, lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ tại công sở UBND xã nơi tiếp công dân.

- Nghiêm cấm gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

I. ĐỐI VỚI CÔNG DÂN

1. Công dân đến phòng Tiếp công dân mặc trang phục lịch sự. Xuất trình giấy tờ tùy thân như: Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy ủy quyền (nếu có).

2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân.

3. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.

4. Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trước và trong công sở nơi tiếp công dân hoặc có hành vi xâm hại, xúc phạm, cản trở người tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân.

5. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

7. Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa được sự đồng ý của người tiếp công dân.

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

III. ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN

1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải chấp hành những quy định của cơ quan về trang phục, thẻ công chức.

2. Được quyền yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có). Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

IV. CÁC TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI TIẾP CÔNG DÂN

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân, trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm Nội quy, Quy chế tiếp công dân.

2. Người trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

V. LẬP BIÊN BẢN XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

1. Người có hành vi gây rối an ninh, trật tự tại Công sở nơi tiếp công dân cản trở hoạt động bình thường của hoạt động tiếp công dân, của người thi hành công vụ hoặc vi phạm nội quy tiếp công dân tại công sở. Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng lôi kéo, kích động, xúi giục người khác tụ tập đông người khiếu kiện trái pháp luật; vu khống, nói xấu, xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; đe dọa, hành hung, lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, nhà nước, cơ quan đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ tại công sở nơi tiếp công dân.

2. Người tiếp công dân phối hợp Công an xã lập biên bản xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gây rối an ninh trật tự, vi phạm nội quy tiếp công dân tại Công sở nơi tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức, cá nhân đến phòng Tiếp công dân phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và Nội quy này. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

NỘI QUY Tiếp công dân tại Công sở UBND xã Phú Lâm

Đăng lúc: 10/02/2023 16:36:26 (GMT+7)

NỘI QUY Tiếp công dân tại Công sở UBND xã Phú Lâm

NỘI QUY

Tiếp công dân tại Công sở UBND xã Phú Lâm

(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND

Ngày 06tháng 01năm 2023 của Chủ tịch UBND xã Phú Lâm)


I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mọi công dân đến Công sở UBND xã Phú Lâm và các cá nhân, tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tại công sở UBND xã Phú Lâm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm túc Nội quy này.

2. Thời gian làm việc trong ngày tại công sở UBND xã Phú Lâm

- Thời gian tiếp công dân mùa đông:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút

- Thời gian tiếp công dân mùa hè:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ

3. Các hành vi nghiêm cấm theo Điều 6, Luật Tiếp công dân

- Nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, rượu bia, chất gây nghiện, khẩu hiệu, băng rôn và những vật cồng kềnh vào Công sở UBND xã nơi tiếp công dân.

- Nghiêm cấm mọi hành vi gây rối an ninh, trật tự tại Công sở UBND xã nơi tiếp công dân; lôi kéo, kích động, xúi giục người khác tụ tập đông người khiếu kiện trái pháp luật; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, hành hung, lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ tại công sở UBND xã nơi tiếp công dân.

- Nghiêm cấm gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

I. ĐỐI VỚI CÔNG DÂN

1. Công dân đến phòng Tiếp công dân mặc trang phục lịch sự. Xuất trình giấy tờ tùy thân như: Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy ủy quyền (nếu có).

2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân.

3. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.

4. Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trước và trong công sở nơi tiếp công dân hoặc có hành vi xâm hại, xúc phạm, cản trở người tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân.

5. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

7. Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa được sự đồng ý của người tiếp công dân.

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

III. ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN

1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải chấp hành những quy định của cơ quan về trang phục, thẻ công chức.

2. Được quyền yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có). Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

IV. CÁC TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI TIẾP CÔNG DÂN

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân, trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm Nội quy, Quy chế tiếp công dân.

2. Người trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

V. LẬP BIÊN BẢN XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

1. Người có hành vi gây rối an ninh, trật tự tại Công sở nơi tiếp công dân cản trở hoạt động bình thường của hoạt động tiếp công dân, của người thi hành công vụ hoặc vi phạm nội quy tiếp công dân tại công sở. Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng lôi kéo, kích động, xúi giục người khác tụ tập đông người khiếu kiện trái pháp luật; vu khống, nói xấu, xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; đe dọa, hành hung, lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, nhà nước, cơ quan đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ tại công sở nơi tiếp công dân.

2. Người tiếp công dân phối hợp Công an xã lập biên bản xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gây rối an ninh trật tự, vi phạm nội quy tiếp công dân tại Công sở nơi tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức, cá nhân đến phòng Tiếp công dân phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và Nội quy này. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết thủ tục hành chính công